Kết quả tìm kiếm cho "cung đường N1"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 149
An Giang đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt trong thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh về khâu đột phá, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển thương mại, du lịch và công nghiệp. Nhiều dự án giao thông trọng điểm được đầu tư, không chỉ là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội, gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, mà còn là động lực, tạo ra cực phát triển mới cho cả vùng.
Đầu năm 2025, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp UBND, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh tổ chức để các vị đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp cuối năm 2024 HĐND tỉnh khóa X. Từ đợt tiếp xúc này, cử tri đề đạt, kiến nghị nhiều nội dung “sát sườn” cơ sở, bày tỏ nỗi băn khoăn, đóng góp phát triển quê hương nói chung, nơi mình sinh sống nói riêng.
An Giang là vùng đất đặc biệt, vừa có đồng bằng vừa có đồi núi, với nhiều cảnh quan và có tuyến biên giới giáp Campuchia dài gần 100km. Đây là đầu mối giao thương quan trọng với Campuchia và các quốc gia tiểu vùng sông Mekong, nên được Chính phủ chọn Khu kinh tế Cửa khẩu An Giang là một trong 8 khu kinh tế cửa khẩu quan trọng ưu tiên đầu tư thời gian tới, biến nơi đây thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực.
An Giang có thế mạnh về nông nghiệp, du lịch (DL); là cửa ngõ quan trọng kết nối vùng ĐBSCL với Vương quốc Campuchia. Mục tiêu phát triển đến năm 2030, tỉnh xác định, 3 lĩnh vực trọng tâm (kinh tế nông nghiệp, phát triển DL và kinh tế biên mậu); quyết tâm biến các tiềm năng, thế mạnh này thành động lực tăng trưởng mới cho kinh tế An Giang thời gian tới.
TX. Tân Châu nằm ở phía Bắc của tỉnh An Giang, có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh. Đây là một trong những địa bàn kinh tế biên giới trọng điểm của tỉnh, có Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương cùng hệ thống giao thông thủy bộ, thuận lợi cho hoạt động giao thương giữa các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL với Vương quốc Campuchia và các nước ASEAN.
Chia tay năm Giáp Thìn 2024, đất trời vào Xuân, đón chào Ất Tỵ 2025. Trong lắng đọng phút giao mùa, nhìn lại Giáp Thìn 2024, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang đã khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, ý chí tự lực tự cường, đoàn kết một lòng vững bước vươn lên vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu đáng tự hào.
An Giang là tỉnh ven biên ở miền Tây Nam Bộ, không ngừng khẳng định sự đổi mới thông qua những công trình giao thông chiến lược. Ba cây cầu: Tân An, số 13 và cầu Châu Đốc đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, mở ra cơ hội cho kinh tế và du lịch địa phương. Những cây cầu này, với vai trò huyết mạch giao thông, đã góp phần nâng tầm vị thế An Giang.
An Giang có lợi thế địa kinh tế, địa chính trị chiến lược của vùng ĐBSCL, giữa ĐBSCL và cả nước. Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là tiền đề, nền tảng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 30 năm tới. Chính quyền kiến tạo, không gian kết nối nguồn lực đang rộng mở…
An Giang có gần 100km biên giới tiếp giáp 2 tỉnh Kandal và Takeo (Vương quốc Campuchia). Tỉnh xác định phát triển đồng bộ Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm An Giang trở thành vùng động lực phát triển của tỉnh và khu vực, trung tâm kinh tế năng động, đầu mối giao thương quốc tế quan trọng để mở rộng hợp tác với Campuchia và khu vực Đông Nam Á; đáp ứng các yêu cầu mới trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng.
Nằm trong vùng ĐBSCL, tỉnh An Giang vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, nhiều cảnh quan tươi đẹp. Tuyến biên giới giáp Vương quốc Campuchia dài gần 100km, với các cửa khẩu quốc tế, quốc gia, thuận tiện cả đường thủy lẫn đường bộ. Về mặt địa - kinh tế, An Giang được xem là trung tâm kinh tế thương mại kết nối giữa 3 thành phố lớn: TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ và TP. Phnom Penh (Campuchia).
Với vị trí địa lý chiến lược, An Giang đang nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn tại khu vực ĐBSCL. Tỉnh sở hữu nhiều lợi thế để phát triển bền vững, đặc biệt là tài nguyên du lịch (DL) phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ.
Để bảo đảm tiến độ các công trình trọng điểm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung phối hợp chặt chẽ, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, nhất là trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, bồi thường và giải phóng mặt bằng để dự án sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.